ĐÒN NÀY GỌI THẾ NÀO ĐÂY?

Hình trên là hai bài tập đều hỏi đen đi đâu bắt ba quân trắng? Có lẽ đòn này là quá dễ với các kỳ thủ cờ vây.

Một trong những yếu tố đánh giá xem bạn đã là một kỳ thủ cờ vây thực sự hay chưa đó là kỹ năng sử dụng đòn này của bạn trong trận đấu. Đây là một đòn chiến thuật rất thú vị và đặc trưng của kỳ thủ cờ vây. Nhưng điều mà tôi muốn đề cập trong bài viết này là thuật ngữ hay tên gọi của nó.

Ngày đầu tôi mới học cờ thì theo một tài liệu dịch được gủi vào từ Hà Nội thì đòn này được gọi là “Đảo thoát hoa” (tên gọi này hình như bắt nguồn bằng tiếng Hán?) và mặc dù chưa ấn tượng lắm nhưng tôi vẫn dùng từ đó cho đến giờ. Trong một vài năm gần đây thì trong cuốn “Nhập môn cờ vây” của Vũ Thiện Bảo gọi đòn này là “vồ ngược”. Cá nhân tôi thì thấy tên gọi này cũng chưa ưng ý mặc dù nó cũng gần sát nghĩa với tiếng Việt. Còn tên tiếng Anh chính thức dùng trên trường quốc tế thì gọi là “Snapback” (dịch nôm na cũng là vồ ngược, chụp ngược…). Tuy nhiên nếu từ này “Việt hóa” thì cũng thấy vô cảm quá.

Nhớ lại ngày đầu mới gặp ông  Kim Ki Yong và để dạy cờ cho tôi ông dùng khá nhiều thuật ngữ cờ vây tiếng Hàn và tôi nhớ đòn này tiếng Hàn có tên gọi là “Moc jô chim”. Nghe cũng khá là ấn tượng và cũng rất là sát nghĩa tiếng  Việt có phải không!!! Tuy nhiên dùng tên này đưa vào trong giảng dạy (nhất là đối với các em bé)  thì …cũng là cả vấn đề đấy!

Xin mời các chuyên gia góp ý kiến về tên gọi của đòn chiến thuật thú vị này./.

Bài này đã được đăng trong Góc chuyện vui. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

9 Responses to ĐÒN NÀY GỌI THẾ NÀO ĐÂY?

  1. Đỗ Minh Đạo nói:

    Dùng tên “Moc jô chim” này là dễ nhớ nhất đó thầy 😛

  2. Bùi Nguyễn Tường Lân nói:

    em thì thấy đảo thoát hoa cũng đc đấy thầy ạ!

    • Nguyễn Đức Tuấn nói:

      Thưa Thầy! Trong một lần đọc một bài báo viết về cờ vây, em có thấy người viết gọi đòn chiến thuật này là “đảo thoát ngoa” ( 倒 脫 囮 ). Dịch sát nghĩa tiếng Việt thì khó! Sau khi dò tự điển, em tạm hiểu ý nghĩa của nó là “dùng một con chim mồi để bẫy cả đàn chim”. Đảo = “lật ngược lại”. Thoát = “thoát khỏi”. Ngoa = “Con chim mồi”. Còn nếu gọi là “đảo thoát hoa” thì em e rằng không rõ nghĩa lắm!
      Mong các bạn trong làng cờ vây cho thêm ý kiến về vấn đề này.
      Nhân sự kiện “Con chim mồi” này, xin liệt kê ra danh sách “các loài động vật” trong “Sở Thú Cờ Vây”: 1. Hổ Khẩu -> Cọp ; 2. Monkey Jump -> Khỉ ; 3. Keima (Kị Mã) -> Ngựa ; 4. “Nhảy Chéo Hình Tượng” -> Voi ; 5. “Một Đám Quân Dài Loằng Ngoằng” -> Rồng và… 6. “Đảo Thoát Ngoa” -> Chim (không biết chim gì! chỉ biết là để bẫy đồng loại mình).
      Em chào Thầy! Mong thật nhiều bài viết thú vị về cờ vây của Thầy…

    • rain1024 nói:

      những đòn thế rất thú vị ^.^

  3. Thông Lê Bá nói:

    theo ý em thì tên vui gọi là “dám ăn ko” , còn đoàng hoàng là “phụng khẩu”. vì hổ khẩu nếu đánh vào sẽ chết thì bây giờ có phụng khẩu, khi đánh vào sẽ sống, giống như phụng hoàng là loài chim bất tử, hồi sinh từ đống tro tàn vậy, anh Duy thấy thế nào?

  4. Nguyễn Đức Tuấn nói:

    BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐỘNG VẬT NỮA TRONG “SỞ THÚ CỜ VÂY”

    Thưa các bạn, đó chính là… dê!
    Đòn chiến thuật “Chinh quân”. Tiếng Nhật là “Shicho”. Tiếng Anh là “Ladder”. Riêng miền Bắc Việt Nam người ta gọi là… “Vặn đầu dê”.

  5. Binh nói:

    góc bên trái: d3: vồ ; trắng ăn d4: bắt hay atari, d3 tiếp: vồ ngược
    góc bên phải: q3: lăn đánh k phải vồ thầy ơi ^_^

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s