GIẤC MƠ XƯA SẮP THÀNH HIỆN THỰC!

Thầy thông báo đến các Fan cờ vây một tin vui khi chúng ta bước vào năm mới 2012. Ngày 12/1/2012 một đoàn gồm 6 Pro Korea sẽ đến thăm thành phố HCM và vào buổi chiều sẽ giao lưu Teaching Game với các kỳ thủ nghiệp dư Việt Nam và Korea. Đây là “TOP PRO” của Korea với nhiều tên tuổi lẫy lừng như Cho Hun Hyun 9p (thầy của Lee Chang Ho), Yu Chang Hyuk 9p (một thời chặn đứng tàu cao tốc Lee Chang Ho!) …Có thể nói từ sau chuyến thăm hoành tráng Asian Tour 2008 của 20 Pro Korea được tổ chức tại New World Hotel thì cho đến bây giờ các Fan cờ vây Việt Nam mới có dịp đươc đón tiếp,  giao lưu học hỏi với các Pro Korea và tham dự một sự kiện đặc biệt như thế này.

Ảnh: Pro 9p Cho Hun Hyun

Nhớ lại những ngày đầu học cờ vây tại CLB của Mr Kim năm 1997, tôi dành khá nhiều thời gian để xem kỳ phổ của Korea và dần dần say mê lôi cuốn bởi những ván cờ đỉnh cao giữa Cho Hun Hyun, Lee Chang Ho và Yu Chang Hyuk. Đặc biệt là nếu nghiên cứu về Fighting (tôi rất thích) thì Cho Hun Hyun là số 1. “Style” của ông thật là hấp dẫn, siêu đẳng và điều quan trong nhất là khá dễ học và dễ hiểu cho các kỳ thủ Amateur (chứ không loạn như kiểu Fighting của Lee Sel Dol hiện nay). Khi được biết thêm những chiến tích của ông khi thi đấu với Nhật Bản và Trung Quốc thì tôi càng ngưỡng mộ và coi ông là thần tượng. Và tôi mơ có một “ngày nào đó” Cho Hun Hyun sẽ sang thăm và giao lưu Teaching Game với các kỳ thủ Việt Nam trong đó có tôi. Thậm chí lúc đó tôi đã mơ đến những định thức đẹp trong khai cuộc nếu được Teaching Game 9 handi với ông. Và ngày ấy sắp đến gần rồi!!! Tôi phải tích cực mài giũa K Style để “tiếp” ông chu đáo mới được. Cả đời không dễ khi có được cơ hội này.

BÀI ĐỌC THÊM (Nguồn: http://www.goeverywhere.asia)

                                                          “Chiến thần” Cho Hunhyun

 “Con người hầu hết sẽ trở thành lịch sử, nhưng có một số tạo ra lịch sử đó”. Chúng ta cũng đã từng biết dòng chảy của lịch sử có thể bị thay đổi đôi lúc chỉ do một nguời. Trong thế giới cờ vây, thì người đó sẽ là Cho Hunhyun, ông đã tạo ra một kỷ nguyên về cờ vây mới của cờ vây Hàn Quốc và của cả thế giới, ông đã từng là tâm điểm của 3 cường quốc cờ vây của thế giới là Nhật – Trung – Hàn.
Việc nhận xét như vậy cỏ vẻ như nghe hơi phóng đại, nhưng có rất nhiều lý đo để tin rằng Cho là một kỳ thủ như vậy. Với mọi ngóc ngách cờ vây hiện đại của Hàn Quốc hiện nay đều xuất hiện bóng hình của Cho.

Cờ vây Nhật Bản là một thế lực mạnh nhất và không thể bàn cãi cho đến giửa thế kỷ 20. Bằng lịch sử phát triển của mình và thực lực của các kỳ thủ lúc đó thì không một quốc gia nào có thể so sánh. Tuy nhiên, có lẽ cũng vì lịch sử quá huy hoàng của mình mà Nhật không thể chuyển hóa được trong một thế giới cờ vây mới, nơi mà Nhiếp Vệ Bình – Trung Quốc và Cho Hunhyun là tiên phong cho làn sóng mới đó.

Cho đến những thập niên cuối của thế kỷ 20 thì Nhật Bản vẫn là thánh địa của giới cờ vây, đó là nơi đã đào tạo ra các kỳ thủ đẳng cấp thế giới của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, kể cả Cho Hunhyun. Các kỳ thủ thế hệ đầu của Hàn Quốc đều được đào tạo tại đây: Cho Nam Chul, Kim In, Yoon Ki-hyun, Ha Chan-seok, Cho Chi hoon. Và Cho Hunhyun là kỳ thủ thứ 2 sau Cho Nam Chul đã đem về Hàn Quốc kỹ nghệ và tinh thần của cờ vây Nhật Bản.

Cho là kỳ thủ đạt đẳng cấp chuyên nghiệp khi ông chỉ mới 9 tuổi (tại Hàn Quốc). Sau đó ông mới được gởi đi học ại Nhật Bản và cũng nhanh chóng đạt được cấp độ chuyên nghiệp. Năm 1972, Cho trở về Hàn Quốc để thi hành nghĩa vụ quân sự, điều đó có nghĩa là việc chơi cờ của ông bị tạm ngưng, nhưng dù sao thì sự trở về của Cho mới là điều quan trọng. Tại Hàn Quốc, Cho đã chứng tỏ thực lực mạnh mẽ của mình khi giành tất cả các danh hiệu từ lớn đến nhỏ ít nhất là 3 lần cho mỗi danh hiệu. Kỳ phùng địch thủ của ông trong giai đoạn này là Seo Bongsoo, kéo dài 15 năm. Lúc này, xã hội Hàn Quốc đã chú ý nhiều đến cờ vây, và đã có lứa kỳ thủ tiếp theo ra đời.

Khi là kỳ thủ duy nhất của Hàn Quốc được mời tham dự giải Ing Cup đầu tiên tại Đài Loan năm 1988, ông đã đánh bại tất cả và lên ngôi vô địch, điều này đã gây sốc cho Trung Quốc lần Nhật Bản, cả 2 cường quốc này đã nhận ra sức mạnh của kỳ thủ Hàn Quốc quá trễ. Một thế hệ cờ vây mới xuất hiện và bản đồ cờ vây có thêm Hàn Quốc.

Vào những năm 1990, Hàn Quốc trở thành quốc gia tiên phong về cờ vây trong các giải quốc tế, Cho đã đặt nền tảng cho sự phát triển chóng mặt về kỹ năng và sức mạnh, cho sự tự hào dân tộc trong cờ vây, và thế hệ mới là các kỳ thủ Lee Changho, Yoo Chang-hyuk đã tiếp nối thành công. Việc phát hiện, đào tạo Lee Changho được xem là cống hiến to lớn cho giới cờ Hàn Quốc của Cho.

Cho đến nay, trong 40 năm đầu chơi cờ vây của mình thì Cho đã giữ một kỷ lục mà ít kỳ thủ nào đạt được: đạt cấp độ chuyên nghiệp khi 9 tuổi, chiến thắng tất cả các ván đấu chính thức trong 1 năm, đoạt 146 danh hiệu quốc gia và các danh hiệu quốc tế. Là kỳ thủ cửu đẳng đầu tiên của Hàn Quốc.

Đánh giá những thành tích này, lão kỳ thủ Fujisawa Shuko đã gọi Cho là “thiên tài vĩ đại nhất sau Go Seigen (Ngô Thanh Nguyên)”.


 

Bài này đã được đăng trong Cờ Vây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s