NHỮNG TRẬN ĐẤU KHÔNG THỂ NÀO QUÊN CỦA LEE SEDOL – VÁN 1: YU CHANG HYUK vs L.S.D

VÁN 1: YU CHANG HYUK (Đen)  vs LEE SEDOL (Trắng)

(Bình luận: Lee Sedol)

Trận đấu này là ván thứ 4 nằm trong loạt trận chung kết “Best of five” giành Cup Baedalwang lần thứ 8 vào ngày 4/12/2000. Đây là một giải dành cho các Pro Korea được tổ chức hàng năm từ năm 1993. Có 16 Pro phải đấu loại trực tiếp để chọn ra người đứng đầu (Challenger)  vào thách đấu Pro đang nắm giữ danh hiệu này là Yu Chang Hyuk.

Đây là trận chung kết đầu tiên của tôi trong hệ thống cờ vây chuyên nghiệp. Đối thủ của tôi – Yu Chang Hyuk là một trong những kỳ thủ hàng đầu thế giới. Vì thế trận đấu này mang lại cho tôi cảm giác vừa “sợ” vừa phấn khích !

Sau ván 3 tôi bị dẫn 1/2. Vì vậy trận này tôi phải thắng để tiếp tục “cuộc chơi”. Thật ra tôi không cảm thấy bị nhiều sức ép vì tôi đang sung mãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Thêm nữa là đối thủ của tôi là Yu Chang Hyuk “vĩ đại”, người mà tôi đã học hỏi được rất nhiều từ anh ấy.

HÌNH 1

Đen 7 là một nước mới lạ của Yu Chang Hyuk, thường là đi ở A theo định thức khai cuộc Mini-Chinese.

Từ 8 – 19 là định thức cơ bản. Trắng 20 có thể chơi ở S17  nhưng rất phức tạp (Hình 1.1) nên trong ván tôi hổ khẩu nhằm giữ thế trận cho đơn giản. Chiến lược của tôi là giữ được cân cờ cho đến hết giai đoạn trung cuộc vì tôi biết tôi sẽ có cơ hội tốt hơn trong giai đoạn quan tử !. (Y.C.H rất mạnh trong tấn công nhưng quan tử thì không phải là điểm mạnh của anh ấy – LMD).

Hình 1.1

HÌNH 2

Đen 21 phát triển đất “hơi bị xa”, thường nước này được chơi ở A. Kiểu gì thì Đen cũng phải  đi thêm một nước “gia cố” vì tồn tại những điểm aji B hoặc C, vì thế Đen quyết định đặt xa hơn một chút. Tiếp theo, trắng 22 đáp lại Đen 21 cũng là một nước phát triển lớn. Trắng 24 là một nước đi rất chắc nhằm tấn công quân đen M16 đồng thời chuẩn bị “tiếp sức” kế hoạch xâm nhập vào biên phải của đen. Lúc này tôi chọn một lối chơi cẩn thận, chắc chắn trong khi Đen chọn những nước phát triển nhanh.

Đen 25 cũng rất “gấp” để củng cố chắc biên phải rất rộng của Đen và gây chút sức ép lên góc phải của trắng. Đồng thời nước này cũng là khâu chuẩn bị để “kích hoạt” quân đen M16 sau này.

Trắng 26trắng 28 đi lấy đất là quá thụ động và đó không phải là kiểu chơi của tôi. Những nước đi kiểu này chứng tỏ tôi vẫn còn “non” khi đối đầu với Yu Chang Hyuk. Phòng ngừa đen chạy ra ở D cũng không gấp bởi vì Đen chưa muốn “chạy cờ” sớm vào lúc này. Thay vì trắng 26 Đen nên chơi ở E biên trái. Hơn nữa việc trao đổi Trắng 26 với Đen 27 cũng rất dở và mang lại nhiều lợi ích hơn cho Đen. Góc trái trên trở nên rất khó để xâm nhập và sau này đen se phát triển đất rất mạnh ở F. Và trên tất cả, Trắng mất sente trong giai đoạn quyết định nhất của trận đấu.

HÌNH 3

Bình thường thì Đen 29 tấn công góc phải trắng là nước tốt, đó là định thức. Nhưng trong tình huống cụ thể trên bàn cờ thì nước này lại sai. Vì trắng không tấn công quân đen ở C8 nên đen nên chơi ở B4 trắng C3 rồi đen D9 phát triển moyo của đen bên biên trái rất hoàn hảo. Liên quan đến góc phải dưới thì cũng rất khó cho trắng để lấy đất vì đen luôn có thể chơi ở S4 nếu trắng đi lấy đất  ở O3. Vì thế biên trái là “gấp” hơn biên phải.

Trắng 30 nhìn có vẻ là một tesuji nhưng thực ra là không tốt. Thay vào đó chơi ở R6 tốt hơn. Dù cho trắng có hình cờ mạnh với trắng 34 nhưng bù lại đất của đen biên phải cũng rất chắc chắn.

HÌNH 4 (38 – 51)

sau khi ổn định ở bên góc phải dưới, Trắng 38 sente triển khai biên trái dưới là rất quan trọng nhưng đến đây đen vẫn ưu thế vì những nước “vô nghĩa” lấy đất của Trắng ở  J16 và J14. Đen 39 đến Đen 51 là định thức giải quyết trong tình huống này.Lý do đen “bỏ” quân đen  C6 là do tiềm năng phát triển đất của trắng ở biên trái là co hạn chế vì quân Đen C14 rất sáng.

HÌNH 5 (52 – 58)

Trắng 52 là một nước thử! Trắng không cần thiết phải vào quá sâu góc trái trên của đen. Đen có rất nhiều cách để đỡ nước này và nước đen 53 đỡ là ngoài dự định của tôi và sau khi chơi trằng 54 thì kết quả là OK với trắng.

Từ Đen 55 đến trắng 58 là hợp lý. Đây là biến rất quan trọng với trận đấu này dù lúc này Đen có thể không Ko ngay ở A vì thiếu “Factory Ko”. Đen cần phải chơi rất cẩn thận trong việc sử dụng hình Ko này trong trận đấu. Nếu trắng thắng Ko ở C15 thì hình cờ trắng rất mạnh.

Bài này đã được đăng trong Học Cờ Vây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s