NHỮNG TRẬN ĐẤU KHÔNG THỂ NÀO QUÊN CỦA LÊ MAI DUY – PHẦN 1 – NHỮNG NGƯỜI ANH EM HÀ NỘI

Tôi bắt đầu học và chơi cờ vây từ một tài liệu và bộ cờ do Hà Nội chuyển vào năm 1995. Lúc đó trong thành phố HCM chỉ có tôi và Trần Chí Thành đánh với nhau hoài cũng chán nên tôi cũng có mong muốn có ngày được tỉ thí với đội Hà Nội. Và dịp đó đã đến vào cuối năm 1995. Tôi ra thi đấu giải cờ vua Đại hội TDTT toàn quốc và lúc này cờ vây đang dần thay thế cờ vua trở thành niềm đam mê chính của tôi. Tôi đã lần đầu tiên gặp Đoàn Vũ Chung và Vũ Thiện Bảo hai kỳ thủ cờ vây tiên phong của Việt Nam.

Trận đấu đầu tiên tôi đánh với Chung tại nhà thi đấu cờ vua gần hồ Hoàn Kiếm và có anh Lương Trọng Minh (HLV Cờ vua Hà Nội) làm trọng tài. “Độ” là mấy chai bia. Khởi đầu tôi triển khai quân như vũ bão, vận dụng tư duy “suy nghĩ lớn” khiến Chung có phần “loạng quạng” nhưng anh ấy hơn hẳn tôi về kỹ thuật như nối, cắt, định thức góc…nên đã giành thắng lợi sau cùng. Kết quả hôm ấy tôi thua ba ván trắng. Tuy thắng trận nhưng Chung có nói là anh ấy “ngạc nhiên” về tôi. Vì tôi mới tự học chưa đầy một năm trong khi đó anh ấy đã nghiên cứu khoảng 2 năm và được chuyên gia cờ vây Trung Quốc dạy.

Trận đấu thứ hai sau đó mấy ngày là tôi đánh với Bảo tại nhà của anh ấy. Cũng đánh độ mấy chai bia. Và kết cục thôi thua 2 ván không có đường ra! Khởi đầu nghiệp thi đấu cờ vây của tôi là như vậy đấy!

Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh 2 trận thua không phải là điều đáng thất vọng với tôi mà ngược lại là một ký ức đẹp. Vì anh em rất tình cảm với nhau và hai anh Chung và Bảo đã chỉ cho tôi nhiều sau ván đấu khiến tôi vỡ ra nhiều điều. Tôi với anh Chung cũng tâm sự nhiều điều về phong trào cờ vây Việt Nam. Cả ba chúng tôi đều có chung những hoài bão, ước mơ, và cả những gian lao khó nhọc cho cờ vây. Đó là một sự kiện cần ghi lại trong lịch sử phát triển cờ vây Việt Nam. Một cuốc hội ngộ đầu tiên giữa những người tiên phong về cờ vây của hai miền Nam – Bắc. Thật tiếc là chúng tôi không có được bức ảnh nào về cuộc hội ngộ đó.

Giờ đây, anh Chung cánh chim đầu đàn khi xưa đã mất vì một tai nạn giao thông. Thật là đáng tiếc! Còn Bảo thì đã và đang có những đóng góp lớn cho nền cờ vây VN mặc dù trong cuộc sống riêng anh ấy không thể dành toàn bộ thời gian cho việc đó. Còn tôi đến năm 40 tuổi (2007) sau nhiều “va đập” của cuôc sống, nghiêng bên này, ngả bên kia đã quyết định bỏ tất cả để đi theo cờ vây.

Đăng tải tại Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

KỲ THỦ CỜ VÂY SINH VIÊN – TÌNH HUỐNG 2:

Kỳ thủ cờ vây sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Nếu có thì làm thêm như thế nào?
Vận dụng tư duy cờ vây, quan điểm “riêng” của thầy như sau:
Mục đích cuối cùng của cờ vây là chiếm được nhiều đất. Nhưng nếu chỉ đon thuần đi lấy đất (nước đi cục bộ) thì chắc chắn bạn sẽ thua cờ. Để chiến thắng, kỳ thủ cờ vây phải vừa đi lấy đất vừa hướng tới phát triển và kiểm soát thế trận toàn cục.
Nói chung, kỳ thủ cờ vây sinh viên không nên đi làm thêm! Đi làm thêm thời sinh viên giống như là “một nước đi lấy đất”, hay đơn giản đó là kiếm tiền tức thời. Làm thêm có điểm tích cực là giúp bạn ăn ngon hơn, ở tốt hơn, điện thoại xịn hơn nhưng cũng có thể làm ảnh hưởng đến tiến trình toàn cục của bạn về thời gian, sức bền, và xao lãng mục tiêu.
Vì vậy, trong những trường hợp đặc biệt, nếu có đi làm thêm, kỳ thủ cờ vây sinh viên sẽ phải chọn lựa những công việc có thể giúp ích cho nghề nghiệp sau này. Ví dụ: Nếu bạn học ngành truyền thông báo chí thì nên tìm cơ hội trở thành một cộng tác viên bào chí tham gia viết bài, quảng cáo, tổ chức sự kiện…

Đăng tải tại Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

KỲ THỦ CỜ VÂY SINH VIÊN – TÌNH HUỐNG 1

TÌNH HUỐNG 1: “SỐC ĐẠI HỌC”
Vào đại học việc học nhiều quá, nhà trường lại cho thời gian tự do khá nhiều và không kiểm tra thường xuyên, tôi cảm thấy lo lắng không biết sắp xếp học tập và ôn luyện thế nào, liệu tôi có thể vượt qua tất cả các kỳ thi không? Kỳ thủ cờ vây sẽ nhìn nhận và giải quyết vấn đề này như thế nào?

1.Khi đánh cờ vây, kỳ thủ cờ vây “tương tác” với đối thủ và theo đó bạn vận dụng để thực hiện theo kế hoạch của mình để giành phần thắng. Bạn phải thật sự làm chủ cuộc chơi! Điều quan trọng là bạn phải biết mình muốn gì và theo đuổi kế hoạch, không bị động bời những nhân tố khách quan.
2.Vào đại học là lúc bạn phải có thay đổi “lột xác” so với học phổ thông! Bạn không học “bị động” theo cha mẹ, nhà trường, điểm số…Bạn theo đuổi đam mê và những mục tiêu lớn! Mục tiêu lớn nhất của bạn lúc này là phải trở thành một chuyên gia thật giỏi trong nghành nghề mà bạn theo đuổi, có phải vậy không? Muốn vậy bạn phải tiếp cận, nghiên cứu một số lượng lớn các kiến thức chuyên môn và quan trọng hơn là từ đó bạn hình thành nên một hệ thống riêng (Style) của mình.
Vậy thì theo tôi khi xác định được rõ ràng mục tiêu và hướng đi rõ ràng như vậy, việc bạn ngập đầu trong một đống tài liệu sách vở cũng không có gì nặng nề, bạn sẽ có niềm vui, không cảm thấy mệt nhọc và bị áp lực nữa.
3.Đã xác định được mục tiêu lâu dài rồi thì giờ đây bạn có thể chọn lựa và ưu tiên tập trung một số môn học, không nhất thiết phải giỏi tất cả. Một “bảng điểm đẹp” không hoàn toàn là một phương án lý tưởng với kỳ thủ cờ vây sinh viên.

Đăng tải tại Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

BÌNH LUẬN VÁN 3: ALPHA GO – LEE SEDOL

A-Lee SD-van3

(Dịch từ http://www.gogameguru.com)

Alpha Go đã làm nên lịch sử, là máy tính đầu tiên đánh bại Top Pro trong một trận đấu.

Trong ván 3 này A đã chiến thắng một cách thuyết phuc, xóa tan mọi sự hoài nghi trước đó. Dường như là Lee SD đã đánh giá thấp đối thủ của mình và đã chọn những khai cục mang tính thử nghiệm. Điều này đã dẫn đến thất bại.

Trong ván 2 Lee đã chơi tốt hơn nhiều, những nước đi của anh có kiểm soát và kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ để ra đòn. Đó là một thử nghiệm tốt để đánh giá khả năng của A. Thậm chí ván này Lee đã chưa tìm thấy một cơ hội nào nhưng đó là một ván cờ chất lượng cao và đem lại hy vọng về một chiến thắng cho con người trước A. Nhưng đến ván 3 là ván quyết định thì rất thất vọng!

Và bây giờ chúng tôi tin rằng A đã mạnh hơn cả con người và mạnh hơn cả những đánh giá của con người về nó.

TÌM KIẾM MỘT ĐIỂM YẾU

Sau khi thua ván 2 Lee SD và đội của anh đã thức suốt một đêm để Review tìm điểm yếu của A để từ đó tìm ra một chiến lược cho Lee SD trong ván thứ 3.

Một lập luận được nêu là để đánh bại được A thì Lee phải giành được ưu thế trong khai cuộc khiến A phải chơi over play và từ đó mở ra cơ hội chiến thắng.

Một ỳ khác nữa là A có thể yếu trong các tình huống Ko và siết khí sống chết. Vì A chưa bao giờ đương đầu với thể loại “Ko đâu cũng bỏ” nên điều này chưa được kiểm chứng.

MỘT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG

Trong tình huống bị dồn vào chân tường, với kết quả nghiên cưu của mình, đầu ván 3 Lee đã triển khai khai cuộc Trung Quốc cao với nhịp độ nhanh. Diễn tiến ván đấu đúng như kế hoạch và đến đen 11 thì Moyo bắt đầu hình thành và trắng 12 buộc phải nhảy vào. Đây là lần đâu tiên chúng tôi thấy A đã phải chạy một đám quân yếu trong vùng kiểm soát của đối thủ. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ bắt đầu…

Thường thì một chiến lược phát triển Moyo và ép đối thủ phải xông vào là một chiến lược tốt, bởi vì bạn có thể thu nhiều lợi ích từ việc tấn đám quân yếu. Lee SD đã khởi đầu khá tốt với kế hoạch này, gây sức ép mạnh lên quan trắng 12 và trắng rất khó khăn trong việc phòng thủ đám quân yếu. Nhưng khi cuộc chiến tiến triển, A đã dần dần kiểm soát được thế trận trong Moyo của đen. Lee đã chơi tốt nhưng A lại còn chơi tốt hơn!. Tình huống này lại đem lại một phát hiện mới về sức mạnh của A.

Cứ sau từng nước một thì cục diện dần thay đổi có lợi cho A và Lee SD không đạt được lợi ích nhiều trong cuộc tấn công này. Cho đến trắng 32 thì không rõ là ai tấn công ai? Và đến trắng 48 thì Lee đã phải chống đỡ trong tuyệt vọng trước sự phản công của trắng.

Sức mạnh của A đơn giản là vượt trội và chúng ta cảm nhận được nỗi đau của Lee SD

Sau khi đạt được thế thượng phong, A đã trở lại chơi chắc bắp! Không giống như con người, rất tham dù đã thắng nhiều (và vì vậy hay thua phản _ LMD) , mối quan tâm của A luôn là xác suất chiến thắng! Đến giờ, giới cờ vây mới nhận ra rằng đây là ưu thế, sức mạnh của thuật toán, rất tàn nhẫn và hiệu quả mà A đang chơi. Nó có thể tính chính xác nó sẽ thắng 0.5 điểm và nó sẽ chơi nếu đó là cách chắc chắn nhất.

Vì thế, khi A chơi những nước có vẻ “nhạt”, nhiều người nghĩ là nó mắc lỗi, nhưng không phải vậy đó chính là tuyên bố “TA ĐÃ THẮNG, TA ĐÁNH BẮP!”

Lee SD rõ ràng đã thua và anh biết điều đó, nhưng trong một ván đấu quan trọng thế này, anh không thể đầu hàng sớm. Lee đã thể hiện tinh thần chiến đấu đáng khen ngợi, tấn công các điểm yếu còn lại của A trên bàn cờ.

Anh đã tấn công gián tiếp con rồng trắng ở trung tâm nhưng dường như A đã biết điều này (Hãi thật-LMD). Tiếp đó anh tìm cách quậy đất trắng ở biên dưới nhưng A đã đáp trả rất chính xác.

Cuối cùng Lee đã cố gắng tạo ra một Ko phước tạp, nhưng A đã né tránh một cách tài tình, bỏ qua mọi cuộc đấu Ko với trắng 148 mà vẫn kiểm soát được thế trận.

Mọi phép thử của Lee đều bị A hóa giải, cuối cùng Lee tỏ ra mệt mỏi và đầu hàng sau 176 nước.

PHÂN TÍCH SƠ BỘ CỦA AN YOUNGGIL  8P

Đen 15 tấn công rất tích cực, nhưng trắng 16 cũng rất mạnh.

TRắng 26 là nước tốt, tạo hình đẹp. Đen 29 nên đi ở K13.

Đen 31 quá tham và có thể là losing move. Trắng 32 là một đòn phản công bất ngờ và sắc bén. Diễn tiến từ 34 đến 46 là hoàn hảo cho trắng và trắng bắt đầu ưu thế.

Đen 47 chống đỡ nhưng trắng 48 là rất bình tĩnh.

Đen 49 là over play. Trắng 58 quá ngoan và đen 61 có thể nối lại ở bên dưới. Tuy nhiên trắng vẫn ưu thế.

Đen 77-79 là style tấn công của Lee. Ý định của anh là làm trận đấu thật phức tạp, nhưng trắng đã trả lời đến trắng 86 thật là hoàn hảo.

Đen 89 là một lỗi, đen nên đi ở 90. Trắng 90 là điểm quan trọng để tạo mắt, và bất ngờ đen đã kiểm soát dễ dàng trận đấu

Đen 91 và trắng 98 là Miai và đen đã xây dựng được một miếng đất lớn ở biên dưới.

ALPHA GO CỦNG CỐ LỢI THẾ CỦA NÓ:

Đen 99 là có vấn đề. Đen nên đuổi đám trắng trước ở E18.

Trắng 102-112 là hợp lý và trắng duy trì lợi thế.

Đen 113 hình như tính nhầm. Nên R12 quậy biên phải trắng thì tốt hơn.

Đen 115 là một nước thử rất bén, nhưng trắng 116 đỡ chuẩn xác và ván đấu đã được quyết định.

MỘT CUỘC XÔNG PHÁ ĐẤT TUYỆT VỌNG:

Bắt đầu xông vào với đen 125 là một chiến lược tuyệt vọng và trắng đỡ rất chính xác.

Đen 131 là nước hay tạo KO nhưng Lee có quá ít đe dọa KO.

Trắng 148 chắc bắp ở biên trên và nó là đúng vì không có ván đề gì nghiêm trọng cho đen ở biên dưới.

Đến 176 Lee SD đầu hàng.

Sau trận đấu, Lee SD đã gửi lời xin lỗi đến mọi người và anh vẫn tiếp tục chiến đấu để tháng 2 ván còn lại.

Bình luận viện Korea Lee Hyunwook 8p nói rắng Lee SD là người có trái tim mạnh mẽ nhất và là người tiêu biểu nhất để thách đấu A trong trận này.

Michael Redmond 9p gơi ý rắng với sự xuất hiện của Alpha Go, có thể có “một cuộc cách mạng” trong lĩnh vực khai cuộc lần thứ ba. Hai lần đấu được phát động bởi 2 kỳ thủ nổi tiếng Dosaku và Ngô Thanh Nguyên.

Kết quả trận đấu đã được định đoạt nhưng vẫn còn 2 ván tiếp theo và Lee SD hy vọng GO Fans vẫn tiếp tục theo dõi và ũng hộ anh ấy.

AlphaGo-Lee-Sedol-game-3-game-over-550x310

 

Đăng tải tại Học Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

BÌNH LUẬN VÁN 2: ALPHA GO – LEE SEDOL

123456

(Dịch từ http://www.gogameguru.com)

Sau khi thua ván 1 với lối chơi có phần hiếu chiến và coi nhẹ đối thủ, Lee SD bước vào ván 2 với lòng quyết tâm và sự tôn trọng đối thủ ở mức cao nhất. Lối chơi của anh ở trận này thể hiện sự bình tĩnh, kiên định .

Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ! Alpha Go đối đầu với lối chơi rắn và thận trọng của Lee SD bằng sự sáng tạo và linh hoạt khiến toàn bộ Top Pro ngạc nhiên và củng cố lợi thế của nó trong endgame! Cuối cùng Lee SD đã phải resign!

Có hai điều suy ra từ ván đấu này:

Thứ nhất máy chẳng biết và cũng chẳng quan tâm đến sự thay đổi trong lối chơi và tinh thần của Lee SD.

Thứ hai là mặc dù Alpha GO có những nước đi bất thường nhưng đó không phải là Lossing moves và Lee SD vẫn không thể tìm ra được những cú đấm “knock out”.

KHAI CUỘC BẤT THƯỜNG

Alpha Go bắt đầu với đen 1 tại điểm sao và đen 3 tại tiểu mục và Lee SD cũng vậy.

Đen 13 là một nước mới và trắng nên chơi ở K14. Đen 37 huých vai là một nước rất thú vị và rất hiếm khi được chơi ở đẳng cấp Pro! (Giới cờ sẽ còn bàn nhiều về nước đi này, nó là một “cú sốc” với tất cả các Pro, nó đem lại một sự cách tân mới về trung tâm và kỹ thuật huych vai! Lê Mai Duy ). Tiếp theo đen 43 và 45 hơi nặng.

Trắng tấn công từ 46 đến 56 rất tốt và trắng ưu thế từ đây.

ALPHA GO CÂN BẰNG

Trắng 70 chậm! Trắng nên tấn công tiếp tục đám đen ở trung tâm với F10. Đen 73-81 là rất bình tĩnh và chặt chẽ. Đen cân bằng được thế trận. Tiếp tục phát huy đến 99 thì thế cờ đen tốt hơn. Tuy nhiên đến đen 113 thì thế trận trở nên cân bằng.

LEE SD ĐÁNH MẤT CƠ HỘI CHIẾN THẮNG

Trắng 114 có vấn đề (mất sente – LMD). Trắng nên xâm nhập vào góc ở R17 sẽ lớn hơn.

Trắng 120-122 là một sự kết hợp tốt nhưng đen một lần nữa chơi rất chặt chẽ và kiên nhẫn.

Trắng 144 là một nước sai, trắng nên chơi ở N18 hoặc O17 với mục đích làm trận đấu trở nên phức tạp hơn.

ALPHAGO KẾT THÚC TRẬN ĐẤU

Đen 151, 157, 159 rất sáng láng và cuộc chơi được quyết định sau đen 165.

Tuy nhiên, Black 167 là không thể hiểu nổi và trắng đã có một cơ hội cuối cùng. Có lẽ AlphaGo tin rằng nó vẫn có thể giành chiến thắng với nước đi này?

Trắng 172 là một losing move! Trắng phải tham hơn đi ở 173 chứ không chỉ dừng lại ở việc bắt đám quân đen ở góc phải trên bằng đòn móc. Diễn tiến tiếp theo sau đó có thể là đen P17 và trắng M18, dẫn tới tình huống Ko.

Sau trắng 172, Alpha GO đã chơi một quan tử hoàn hảo và trắng không còn cơ hội nào nữa.

TÓM TẮT VÁN ĐẤU

Style khai cuộc của Alpha Go rất mới lạ và sáng tạo!

Đen 13, 15, 29 and 37 là những nước không bình thường, nhưng ván đấu vẫn cân bằng cho đến trắng 40. Kết quả từ đen 43 đến trắng 56 có vẽ bất lợi cho đen nhưng thật ngạc nhiện là Alpha Go đã không bị bỏ quá xa.

Alpha Go chơi bình tĩnh và chắc chắn ở trung cuộc (đen 73,81,85), điều này gợi nhớ lại lối chơi của Lee Chang Ho trong thời kỳ hoàng kim của anh ấy.

Sau khi đen dẫn, đen 139 and 167 là những nước sai, nhưng vì Lee SD không thử gây sức ép nên khó nói rắng có thể thắng lại được máy hay không?

Lee đã cố gắng hết sức trong ván 2, nhưng đã không thử xem sức mạnh của máy trong khai cuộc như anh ấy đã thể hiện ở ván 1.

Anh đã sử dụng nhiều thời gian hơn trong ván này và byo-yomi bắt đầu sau nước 140.

Tuy nhiện về tổng thể, Lee đã chơi hơi thụ động, anh đã không chơi những nước thật rắn để làm phức tạp trận đấu, thậm chí khi anh ấy đang bất lợi.

Dường như anh ấy bị áp lực bởi thời gian nên đã bỏ lỡ các cơ hội.

Sau đen 73, Alpha Go đã không phạm bất cứ sai lầm nghiêm trọng nào trong ván này và Lee cũng không có một cơ hội rõ ràng nào.

 

 

 

Đăng tải tại Học Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

BÌNH LUẬN VÁN 1: LEE SEDOL – ALPHA GO

leesd - AlphaGo

(Dịch từ http://www.gogameguru.com)

Giới cờ vây đã thực choáng váng khi Alpha Go đánh bại Top Pro Lee Sedol trong ván đầu tiên của trận đấu the mang tên Google DeepMind Challenge Match.

Ván đấu bắt đầu ngày 9/6/2016 tại Four Seasons Hotel, Seoul, Korea. Lee Sedol đánh trận này không chỉ là giành phần thưởng 1 triệu USD mà quan trong hơn đó là vì niềm kiêu hãnh của con người luôn cho rằng không thể thua máy tính trong trò chơi này.

KHAI CUỘC KHÔNG CHÍNH THỐNG!

Lee SD cầm đen chơi tiểu mục và Alpha Go câm trắng chới ở điểm sao. Điều này báo hiệu một thế trận đen sẽ đi lấy đất và trắng sẽ lấy “tường” và “Moyo”.

Đen 7 là một nước đi bất thường và cho thấy Lee SD muốn thử máy tính với nước cờ lạ! Thực tế cho thấy đây không phải là ý tưởng tốt và đen ở tình thế bất lợi. Tuy nhiên trắng 12-14 cũng không tốt nhưng đen 15 lại có vấn đề! Alpha Go cho đen lấy đất và xây “tường” sau đó tấn công đen ở trung tâm với trắng 18. Sau nước này, cờ trắng rất tươi!

MỘT TRẬN FIGHTING PHỨC TẠP

Đen 23 over play! Trắng 24-26 rất chính xác gây sức ép lên quân đen. Đen 39 là trao đổi xấu và đến trắng 50 thì trắng ưu thế. Đen 55 đám quân đen ở biên trên đã sống! Trắng 58 là một nước tấn công rất “rắn” vả Đen 61 đáp trả cũng rất “rắn”!

Trắng 80 thiếu “sức nặng”, và đen 81 bắt đầu bám đuổi . Trắng 80 nên phòng thủ ở biên trái dưới! Trắng 84-88 là có vấn đề  và đến đen 93 ván cờ cân bằng.

Trắng 102 xông phá rất “rắn”, nhưng trắng 106 trao đổi xấu (nước này luôn là “nước của mình”! LMD). Đến đen 115 thì đen vui!

Đen 119 có ván đề , nên sử dụng 2 quân đen Aji để phá góc trắng trước!

Đen 123 cũng có vấn đề! Đen nên tấn công quân trắng ở R4 để lấy góc rồi tính sau. Đến trắng 128 ván cờ cân bằng.

Đen 129 tiếp tục sai và là lossing move! Đen vẫn nên tiếp tục lấy góc ở R3. Đến 154 thì trắng ưu và sau đó Alpha Go đã chơi một engame hoàn hảo!

PHONG ĐỘ CỦA LEE SEDOL THẾ NÀO?

Dường như là Lee không ở trạng thái tốt nhất và anh ấy phải chiến đấu với một sức ép lớn! Lee đã mắc liền 2 lỗi over play ở khai cuộc và Alpha Go đã đáp trả rất “thông minh” và hiệu quả. Lee đã lật ngược được tình thế do một số lỗi của trắng nhưng anh đã không thể duy trì ưu thế này cho đến hết trận đấu. Quả trận đấu có thể thấy Engame của AlphaGO thật là tuyệt vời.

AlphaGo-Lee-Sedol-Aja-Huang.jpg van1

 

Đăng tải tại Học Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

Review: KENEDI (black) – ….. (26-3-2016)

Van1 - 26-3 - hinh1

Từ 1-64 K style triển khai khá hoàn hảo. Đen ưu thế

Đen 65: Bức xúc từ lâu, bây giờ mới có thời gian để đi.

Đen 69: Khá phản nguyên tắc của Pro nhưng đó là K – Style và trong tình huống này là chấp nhận được.

Quả nhiên là đến trắng 72, trắng bức xúc không chịu được phải nhảy vào.

Đen 75 là nước sai nặng nề  của đen (phi thực tế và over play) và trắng sống dễ dàng ở biên dưới. Đen đơn gỉn chỉ cần đi K4-j3-k3 lấy chắc tiền rồi tiếp tục đuổi đám trắng là thắng cuộc.

Đến Trắng 86, trắng ván cờ cân bằng.

Đăng tải tại Học Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

LUYỆN SỐNG CHẾT 26/3

songchet 1

Đăng tải tại Học Cờ Vây | 1 bình luận

GIẢI CỜ VÂY KỲ THỦ MẠNH 2016 – TIẾN ĐẾN SỰ HOÀN HẢO…

1.Lần đầu tiên 16 kỳ thủ (và chỉ 16 thôi) mạnh nhất Việt Nam của 3 miền đã hội tụ về CLB Đề Thám. Thật sự mạnh, thật sự hoàn hảo…
2.Thật happy khi CLB là một trong những CLB cờ “xịn” nhất Việt Nam!
3.Cờ đá của Nhật, bàn cờ và đồng hồ của Hàn Quốc
4.Sách “độc” phục vụ khán giả!
5.Chiếc Cup đang chờ chủ nhân…
6.Cafe “Chất” sẽ mang đến các ván cờ rất “chất”.

1914548_1004706469609458_3687776241263796520_n

5514_1004706499609455_1548627328804492614_n

10348297_1004708482942590_5383889914172951096_n

10399810_1004706512942787_2266463101593079644_n

KẾT QUẢ:

VÔ ĐỊCH: PHẠM ANH (HÀ NỘI)

HẠNG NHÌ: ĐỖ KHÁNH BÌNH (ĐÀ NẴNG)

HẠNG BA: VÕ NHẬT MINH (TP.HỒ CHÍ MINH)

FIGHTING SPIRIT: KIM LONG (BẾN TRE)

Đăng tải tại Cờ Vây | Bình luận về bài viết này

GIẢI VÔ ĐỊCH CỜ VÂY “KỲ THỦ MẠNH” LẦN THỨ 6 – 2016

1.Thời gian và địa điểm:
– THỜI GIAN :
Từ 9g đến 18g trong 2 ngày Thứ 7 và Chủ nhật 19-20/03/2016.
Họp kỹ thuật và bốc thăm ván 1 lúc 17h30 ngày 18/03/2016

– ĐỊA ĐIỂM: tại CLB Cờ vây Đề Thám – 259 Đề Thám, Q. 1, TP. HCM

2.TÀI TRỢ:
Ban tổ chức cảm ơn sự tài trợ của các Mạnh thường quân, thành viên CLB Đề Thám, Quý phụ huynh:
– Hội quán Go Go Go
– Nguyễn Đăng Khương
– Lê Mai Duy
– Lê Anh Xuân
– Đỗ Khánh Bình
– Bùi Lê Khánh Lâm
– Trần Trí Tâm
– Nguyễn Đức Tuấn
– Đỗ Minh Đạo
– Nguyễn Hồng Anh
– Phụ huynh em Cao Ngọc Ánh
– Phụ huynh em Hà Quỳnh Anh
– Baduk Cafe
– Blog Cờ Vây

3.Kỳ thủ tham gia thi đấu:

1/ Bùi Lê Khánh Lâm
2/ Phạm Đức Anh
3/ Đỗ Khánh Bình
4/ Phạm Minh Quang
5/ Nguyễn Mạnh Linh
6/ Võ Nhật Minh
7/ Trần Quang Tuệ
8/ Phạm Nguyễn Hữu Lộc
9/ Trần Phước Dinh
10/ Hoàng Vĩnh Hòa
11/ Đỗ Minh Đạo
12/ Lê Mai Duy
13/ Huỳnh Rạng Đông
14/ Võ Duy Minh
15/ Phạm Thị Kim Long
16/ Nguyễn Võ Dương

4.Hỗ trợ chuyên môn và trọng tài:
– Thầy Nguyễn Đăng Khương
– Cô Hà Thị Đàn
– Tô Phước Thái
– Trương Nhật Quang

5. Thể thức thi đấu và xếp hạng:
5.1. Thể thức thi đấu:
– Thi đấu tranh giải cá nhân theo hệ Thụy sĩ 6 ván.
– Bốc thăm số thứ tự và sau đó là theo chương trình Swiss-manager.
5.2. Xếp hạng:
– Cá nhân: Lần lượt theo điểm; ván đối kháng giữa các đấu thủ; hệ số
Buchholz (hệ số Berger với các bảng theo thể thức vòng tròn); hệ số
Buchholz cắt 1 cao nhất và 1 thấp nhất; nếu vẫn bằng nhau sẽ bốc thăm
để phân định thứ hạng.
6. Luật và thời gian thi đấu:
– Áp dụng quy định Luật Cờ vây chính thức do Liên đoàn cờ Việt Nam biên soạn năm 2015.
– Thời gian thi đấu: mỗi bên 40 phút và 3 lần byo-yomi 30s.
– Kỳ thủ đi muộn 20 phút sẽ bị tính thua cuộc.
– Mọi ván đấu là Even Game với Komi là 6,5. Riêng 2 kỳ thủ Kim Long và Duy Minh được 1 handi.

7. Tiền thưởng:
– Giải nhất: 5.000.000 ; Giải nhì: 2.500.000; Giải ba: 1.500.000.
– Giải “fighting spirit” : 1000.000 dành cho các kỳ thủ có phong cách/lối chơi đẹp (fair-play), sáng tạo và ấn tượng!
(Do Nhà tài trợ, trọng tài, và kỳ thủ bầu ra)
– Mỗi một ván thắng thưởng “nóng” 100.000

8. Các quy định khác:
– Các kỳ thủ khi vào khu vực thi đấu phải có tác phong gọn gàng, trang phục lịch sự (không mặc quần ngắn và mang dép lê).
– Người xem được đứng gần xem nhưng tuyệt đối giữ im lặng và không bàn luận, thể hiện cảm xúc!

CHÚC WIN & ENJOY.

12832319_1002827949797310_5628722802101916473_n
Đăng tải tại Cờ Vây | Bình luận về bài viết này