Giải vô địch toàn quốc năm 2008 được tổ chức tại Bến Tre và tôi đặt mục tiêu cao nhất là đoạt chức vô địch (theo thống kê năm chẵn thường là năm may mắn ^^). Ngoài ra tôi còn có một mục tiêu khác là “trị” kỳ thủ trẻ mới nổi Phạm Anh của Hà Nội. Phạm Anh lúc bấy giờ rất nổi trên KGS với sức tính nhanh và chiến thuật cực bén khiến các đối thủ đều “e ngại” khi đụng cậu ấy. Bản thân tôi cũng đã thua cậu ấy vài lần trên KGS. Và đây là lần đầu tiên cậu ấy “chiến” ở giải toàn quốc.
Có 4 ván tôi “không thể nào quên” ở giải đấu này:
Ván 1: Không phải ván của tôi mà là ván Trần Anh Tuấn – Phạm Anh ngay vòng 1! Dù đấu ở bàn khác nhưng tôi vẫn dõi theo và coi đó là trận “đinh” của giải. Một trận đấu giữa một kỳ thủ “gấu” nhất của HCM với kỳ thủ trẻ đang rất sung mãn của HN. Và tôi hơi lo lắng cho Tuấn ở trận đấu này (sợ như anh ấy đã thua Bình năm 2006). Trận đấu diễn ra rất kịch tính đúng như Style của hai kỳ thủ, bạn không thể đoán được ai sẽ thắng trong khi xem vì hết đen “chết” rồi lại đến “trắng” chết và ngưới cuối cùng thúc thủ là kỳ thủ trẻ Hà Nội. Chiến thắng này báo hiệu đây là “năm” của Trần Anh Tuấn.
Ván 2: Trần Anh Tuấn – Lê Mai Duy
Sau 2 vòng đầu đều thắng, bước vào vòng 3 tôi gặp kỳ phùng địch thủ Trần Anh Tuấn. Như đã nói, kể từ năm 2005 thì Tuấn đã bẻ cầu và có một dây WIN trước tôi. Đó là lợi thế tâm lý của Tuấn trước trận đấu này cộng thêm với sự hưng phấn sau chiến thắng trước Phạm Anh.
Bước vào trận đấu Tuấn tiếp tục Style “bắt quân” quen thuộc đấu với tôi cũng như thể hiện ý chí cao độ “diệt những quân cần phải bắt” bất chấp mất Sente cũng như những quân đó là rất nhỏ. Sente và suy nghĩ lớn lúc này đối với anh chẳng là gì!
Sau khi cuộc chiến ở biên trên kết thúc tôi đã giành được ưu thế và cuộc chiến ở góc trái dưới bắt đầu. Đến lúc này Style bắt quân của Tuấn lại càng “cùi bắp” hơn! Đám quân trắng ở góc trái dưới của tôi Tuấn đi bắt 4 nước liền tôi không thèm đỡ mà nó vẫn không chết! (Trong lúc đó tôi tranh thủ Sente triển khai 4 nước liền ở biên phải và góc phải trên ^^). Sau khi không bắt được đám quân của tôi thì trên thực tế ván cờ đã kết thúc vì Đen không có đất!
Nhưng cờ vây là đời! Đến lúc này một nét “cùi bắp” khác lại xuất hiện. Bắt không được thì ta lại liều! Tuấn nhảy quân đơn lẻ áp sát con sao giữa của tôi bên biên phải và trong cuộc chiến này tôi quá ưu thế về lực lượng. Từ nãy giờ toàn bị “đánh” nên tôi có phần “nóng” và giờ đến lượt mình tôi hạ mình quyết tâm bắt “mẻ cá lớn”. Nhưng đường lối này là sai! Thắng nhiều rồi tôi chỉ cần chơi thật đơn giản (không cần Fighting) hoàn tất cái biên phải nhường lại cho đen một ít đất bên ngoài là thắng nhưng tôi lại tham muốn cả trong lẫn ngoài và vì vây tôi cho cả đám đen vào đất của tôi luôn để bắt cho hết! (Học trò đứng ngoài xem cũng thắc mắc không hiểu sao tôi lại chơi như vậy!). Và lúc này theo tính toán của tôi thì đen chết hết! But… có một đòn chiến thuật đơn giản mà thường xuất hiện trong các giáo trình cờ vây cho Kyu Player mà tôi đã không biết! Và trong tình thế hiểm nghèo Tuấn đã “thấy” được cái đòn này và tung cước bắt khoảng 5 quân trắng làm tôi ngã ngửa! Một quân đen cảm tử xông vào phá nát biên trắng đã được xây dựng hoàn chỉnh và còn lấy thêm gần 20 đất!
Không thể miêu tả được nỗi đau của tôi sau khi thua ván này!
Ván 3: Lê Mai Duy – Phạm Minh Quang (Vòng 4)
Cho đến trước trận đấu này thì tôi đang gác điểm trước Quang với những chiến thắng dễ dàng và vì thế khi đến trận này gặp Quang tôi có phần rất tự tin. Tuy nhiên ở giải này tôi đã nhận thấy Quang “lột xác” hẳn. Giờ cậu ấy không còn Fighting loạn xạ với tôi nữa mà trái lại thi đấu rất tỉnh và rất khó chịu. Cậu ấy cắt và cài những quân aji hết sức khó chịu khiến tôi ở tình thế “bắt chết hẳn thì mất sente, mà không bắt thì nguy hiểm luôn rình rập”, cậu ấy luôn biết “đẩy” bài toán về phía tôi khiến tôi luôn bị động. Kết cục tôi đã thua ván này và tôi cho rằng qua giải này cậu ấy đã khẳng định được đẳng cấp bước vào hàng ngũ cao thủ!
Ván 4: Phạm Anh – Lê Mai Duy
Ở vòng đấu cuối (vòng 7) cùng tôi đã gặp được “người mình muốn gặp” . Tiếc thay trận đấu này giờ đây chỉ đơn thuần “giải quyết cá nhân” chứ không còn là một trận “đinh” như tôi mong đợi trước khi vào giải. Sau khi đều là bại tướng của Trần Anh Tuấn thì tôi và Phạm Anh sau đó thua liểng xiểng thêm 2 ván nữa. Dù vậy tôi vẫn rất quyết tâm thắng cậu ấy trong trận đấu này. Cầm quân đen Phạm Anh đặt ngay nước đầu tiên vào điểm sao giữa bàn cờ! (Một PP hiệu quả để chống K-Style chăng?) Ở đây tôi bàn thêm về vấn đề chuyên môn một chút. Một số học trò của tôi thường rất “kỵ” cái nước đi này của đen khi các em cầm trắng và nói “rối loạn tâm lý” không chơi được! Và chiến lược chơi của tôi trong ván này là câu trả lời cho các em. Trước hết tôi “coi” nước đi này là đối thủ chấp ta một nước đánh theo kiểu Korea Style. Vì thế ý tưởng cũng như chiến lược xuyên suốt trong ván cờ này là ra các hình cờ, thế trận biến con đen nằm ở thiên nguyên này bị cô lập, trở nên vô nghĩa, coi quân đen đó như là “tiền đã nằm trong túi”! Kết thúc ván đấu tôi thắng 2,5 đất và hoàn thành được một mục tiêu đặt ra trước giải.
Kết thúc giải đấu kỳ thủ Trần Anh Tuấn lần thứ hai lên ngôi vô địch và tôi kết thúc ở vị trí thứ bảy. Có thể nói chức vô địch của Trần Anh Tuấn kỳ này yếu tố may mắn đóng vai trò rất lớn! (từ ván đánh với Phạm Anh, với tôi và ván cuối thắng Quang 5 point trong gang tấc!) Anh đánh không hay, rất “cùi bắp” nhưng Ông Trời đã chiếu vào anh và chúng ta chỉ còn biết tuân theo Ổng và chúc mừng cho kỳ thủ Tuấn!
Bài viết này cũng kết thúc loạt Topic “Những trận đấu không thể nào quên…”. Trước khi có sự trở lại ấn tượng năm 2011 thì trong 2 năm 2009 và 2010 tôi đã ở trong một vị thế khác, một tinh thần khác, một sự loay hoay tìm bản ngã, một sự vật vã tìm lối đi và cờ dường như mất “hồn” không còn đúng với bản chất thực!
Một số tổng kết về “Đời thi đấu” cờ vây của tôi sau 14 năm chinh chiến (1999-2012) như sau:
1.Trận thua đau nhất, trí mạng nhất: Trận thua Trần Trung Tín tranh vé đi dự giải quốc tế lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1999.
2.Đối thủ mà tôi ngại gặp nhất trong các giải: Hoàng Nam Thắng (Đà Nẵng).
3.Đối thủ có những trận Fighting “điên” nhất, “Chết chóc” nhiều nhất: Kỳ thủ Trần Anh Tuấn.
4.Trận đấu hay nhất: Thắng Hoàng Nam Thắng tại Đại hội TDTT TQ năm 2006 tại Kiên Giang.
5.Trận đấu may mắn nhất: Thắng Trần Quang Tuệ giải TQ năm 2012. Tôi đã thua rõ mười mươi nhưng cuối cùng tìm được cái “phao”! Một bài tập sống chết đơn giản trị giá 22 chai!
6.Kết quả thi đấu với các “kỳ thủ trẻ đang nổi” mà tôi muốn “trị”:
-Năm 2005: Bùi Lê Khánh Lâm WIN
-Năm 2006: Đỗ Khánh Bình WIN
-Năm 2007: Huỳnh Rạng Đông Lose
-Năm 2008: Phạm Anh WIN
-Năm 2009: Không có
Năm 2010: Trần Quang Tuệ WIN
-Năm 2011: Không có
-Năm 2012: Trần Phước Dinh (Rất tiếc đã không gặp được, giờ thì em đã là cao thủ mất rồi^^)
Dự kiến kỳ thủ trẻ cần phải “trị” sắp tới:
Năm 2014: Võ Nhật Minh
Năm 2015: Võ Duy Minh.
em đang háo hức theo dõi mà lại đến đoạn… còn tiếp. Rất mong thầy viết tiếp