“LỜI VÀNG” CỦA LEE SEDOL!

Tôi biên dịch từ cuốn “Những trận đấu không thể nào quên của Lee Sedol”

1.Phần khó nhất của cờ vây:

Nếu tôi phải chọn lựa phần khó nhất của cờ vây, cá nhân tôi sẽ nói đó là khai cuộc. Điều này thật sự khó khăn cho tôi và tôi thường bất lợi trong khai cuộc. Tôi thật sự chỉ thoải mái sau khi kết thúc giai đoạn khai cuộc! Với tôi phần quan trọng nhất của ván đấu là Fighting ở trung cuộc.

Vì tôi thường bị dẫn điểm ở khai cuộc nên tôi dồn hết sức mạnh của tôi vào trong trung cuộc để đuổi kịp. Tôi phải rất siêng năng và nỗ lực trong giai đoạn này để khắc phục “gót chân Achille” của tôi.

2.Nâng cao trình độ cờ vây:

Ngày nay có rất nhiều sách cờ giúp bạn nâng cao trình độ cờ vây. Các quyển sách tốt giúp bạn có được nền tảng tốt về lý thuyết và chiến thuật. Tuy nhiên với tôi thì nghiên cứu một ván đấu thực tiễn của bạn cho đến nay vẫn là cách hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bạn được thưởng thức trận đấu, nhưng nhớ là những ván đấu mà bạn không suy nghĩ, không nghiệm túc thì sẽ không mang lại hiệu quả gì. Điều quan trọng là tập trung vào suốt tiến trình của trận đấu. Trong khi bạn chắc chắn đang enjoy ván đấu, hiệu quả ván đấu sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn và cách suy nghĩ của bạn.

Có sự khác biệt lớn giữa chơi và review. Với tôi, những ván đấu thực tiễn rất là quan trọng và chính những cuộc “cọ sát” này đã nâng trình độ cờ của tôi lên rất nhiều. Hơn nữa tôi nghĩ những ván đấu nhanh (khoảng 30phút) là một cách rất tốt để nâng cao trình độ và gặt hái kinh nghiệm hơn là những ván đấu dài giờ. Việc review sau đó cũng giúp bạn rất nhiều. Nếu bạn được review với một Pro hoặc một kỳ thủ mạnh hơn bạn thì thật là tuyệt, nhưng nếu không có được điều này thì review với đối thủ của bạn cũng giúp cho bạn nâng cao trình độ cờ rất nhiều.

3.Kiểu chơi (Style):

Tôi thường cố gắng hết sức thể hiện lối chơi tích cực. Với người xem, một ván đấu thú vị là một ván đấu phức tạp, đa chiều. Tôi muốn “lái” ván đấu theo chiếu hướng kích động và loạn xạ hơn là những ván đấu thoải mái và không có cảm hứng.

4.Thi đấu và kỷ luật tinh thần:

Khoảng cách về trình độ trong Top Pro là rất sít sao, không đáng kể. Rất hiếm khi thất bai của một ván đấu là do chênh lệch về trình độ. Có nhiều nguyên nhân liên quan chặt chẽ đến trạng thái tinh thần và thể chất của kỳ thủ, đặc biệt là trong các loạt trận “Multiple-Game” ( VD: đấu nhiều trận ai thắng đến 3 là kết thúc). Trong những trận đấu kiểu này thì không chỉ kết quả của ván đấu mà còn cả tiến trình và nội dung ván đấu cũng rất quan trọng, vì nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng lên ván kế tiếp. Thậm chí nếu bạn thua trận thì bạn cũng không được thua dễ dàng và phải nỗ lực tìm cách giải quyết tốt nhất. Nếu không bạn sẽ cảm thấy “cắn rứt” lương tâm và bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề trong ván kế tiếp, đặc biệt là nếu mà bạn thua cuộc trong một ván mà “bạn đã thắng rồi” bởi những nước đi lãng xẹt hoặc bỏ lỡ những cơ hội hiển nhiên.

5.Chơi chắc chắn hay là phát triển nhanh?

Quyết định chọn cái nào luôn là điều khó khăn. Vì hình cờ xấu thì dễ dàng bị phá hủy nên với tôi chọn hình cờ chắc là cần thiết để giành ưu thế!

6.Đấu cờ vây là một tiến trình liên tục ra các quyết định.

Lúc thì bạn bị sức ép phải chọn lựa, lúc thì bạn gây sức ép chọn lựa lên đối phương. Dù ở tình huống nào thì điều cần thiết là bạn phải đánh giá được các thế cờ phức tạp một cách cẩn thận, bình tĩnh trong một khoảng thời gian có hạn.

7.Nước thăm dò:

 Có những thời điểm mà một nước đi thăm dò nhỏ lại làm thay đổi cả tiến trình của ván đấu. Nhất là khi đối phương đang có lợi thế thì bạn cần phải tỉnh táo và nhanh nhạy nắm bắt những thời khắc, cơ hội quan trọng đó.

Nếu đối phương đỡ một nước đi thăm dò của bạn mà nằm ngoài dự tính của bạn và làm bạn không cảm thấy “đau” thì nước thăm dò đó của bạn rất “sáng”.

8.Thứ tự các nước đi trong một “chuỗi” rất quan trọng trong cờ vây.

Chỉ có nghiên cứu và phân tích một cách cẩn thận, sâu sắc mới có thể phát hiện ra sự khác biệt tinh vi trong trật tự các nước đi và đảm bảo không có nước đi nào bị “lạc”.

9.Có câu thành ngữ: “Chiến thắng một ván đã thắng rồi còn khó hơn là thắng một ván mà bạn đang bị bất lợi.”

Những nước đi dở thường đến vào lúc bạn bắt đầu lạc quan về một chiến thắng sắp đến và đó chính là cơ hội của đối phương.

(Còn tiếp)

Bài này đã được đăng trong Học Cờ Vây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s