Mình muốn giới thiệu các bạn một quyển sách mà mình tranh tranh thủ đọc trong thời gian Tết vừa rồi đó là cuốn “Sự kỳ diệu của Tư duy lớn” của tác giả David Joseph Schwartz, một cuốn sách bestseller. Đọc xong mà thấy “giật mình” vì nội dung quá hay, nhưng trên hết là có nhiều điểm giống triết lý cờ vây.
Đầu tiên là “suy nghĩ lớn” về bản thân. Thông điệp tác giả gửi gắm là đừng đánh giá quá cao người khác và đánh giá thấp bản thân mình. Về điều này trong nhiều lần trả lời phỏng vấn trên truyền hình, báo chí tôi cũng thường nhấn mạnh một trong những lợi ích của cờ vây đem lại cho người chơi là “muốn thắng trận kỳ thủ cờ vây phải luôn tôn trọng đối phương nhưng quan trọng hơn cả là biết làm đối phương phải tôn trọng mình.”
Thứ hai là bạn phải đặt ra các mục tiêu lớn và tư duy lớn trong khi suy nghĩ xử lý các vấn đề trong cuộc sống. . Thật tuyệt là khi chơi cờ vây, muốn giành thắng lợi thì bạn nhất thiết cũng phài có “lòng tham” và tư duy “suy nghĩ lớn”. Trên bàn cờ vây quá rộng, mênh mông đất đai, chỗ nào bạn cũng muốn lấy nhưng bạn lại chỉ được đi một nước cờ, vì vậy bạn phải phải phân tích xem đâu là lớn, đâu là nhỏ, đâu là “điểm chiến lược”. Rất nhiều kỳ thủ đã bị lạc nước thất bại ván cờ chỉ vì suy nghĩ nhỏ!
Trắng: Mun Yong Sam 7 dan (Bắc Triều Tiên)
Đen: Wang Yee Hsun 6 dan (Hong Kong)
Ví dụ trên là ván đấu tại giải vô địch cờ vây thế giới amateur tại Nhật năm 1998. Xem hình trên bạn thấy “điểm nóng” của trận chiến đang là vùng giữa bàn cờ nơi mà có một vài quân trắng đang tìm cách liên kết để tạo “vùng đất lớn”. Hai điểm B và C là những điểm quan trọng tại vùng này.
Đến lượt đen đi, Đen 1 phạm sai lầm nghiểm trọng. Sau khi đen 3 đen nghĩ trắng sẽ nối tại điểm A để bảo vệ “cái ao” của mình. Nhưng đen đã lầm, trắng đang nghĩ đến “biển lớn” và giành tiên, không đỡ nước đen 3 và đi nước cờ tuyệt vời tại điểm B. Chúng ta xem tiếp diễn biến dưới đây:
Trắng 6: Vừa lấy đất, vừa tấn công đám đen ở góc trái dưới.
Trắng 34: Quá hay, hi sinh con trắng để tiếp tục tạo thế cắt đe dọa đám đen.
Trắng 38 – 40: Kỹ thuật tấn công-phòng thủ tuyệt với. Tấn công đám đen trong góc buộc đen phải đỡ qua đó củng cố sức mạnh khối trắng bên ngoài để bắt đám đen ở trung tâm.
Trắng 46: Nước cờ sát thủ
Trắng 54: Kỹ thuật chông cắt hiệu quả
Kéo đến trắng 72 thì đám quân đen chết. Đen đầu hàng. Thật “đau” cho đen là đám quân lớn giữa trung tâm thì chết mà “ao” của trắng thì chưa kịp phá!.
Một bài học đắt giá cho việc thiếu “suy nghĩ lớn”. Vậy trước khi có được những thành công ngoài đời, tại sao bản không học và chơi cờ vây để rèn luyện tư duy suy nghĩ lớn!
Hi anh!
Em cảm thấy rất tuyệt khi đọc bài này. Em học quản trị, và cũng rất thích cờ vây. Do vậy, em cũng đã liên tưởng đến sự đồng điệu của cờ vây và tư duy. Cũng như cờ vây và quản trị. Đi một con cờ, ra một quyết định. Có khi lại ăn một đám cờ lớn, có khi vô tình đưa ta đến sự thất bại. Trước khi ra quân hay ra quyết định. Tư duy là điều quan trọng nhất. Em chỉ mới tập cờ 9*9 thôi. Em ở Tp. HCM. Có hội cờ hay gì đó, anh giới thiệu em nha.
Yahoo em: lynbaty
Chào em
Nếu em tâm đắc bài viết này thì anh nghĩ em sẽ học và chơi cờ vây rất nhanh. Em học về quản trị thì anh nói thêm là không chỉ có suy nghĩ lớn, cờ vây còn giúp em trong việc phân tích và chọn lựa quyết định, tư duy chiến lược, rèn giũa bản năng của một nhà kế toán…
Chúc em thành công.
cảm ơn anh đã chia sẻ. bài viết ngắn gọn và rất hay làm cho em có nhiều suy ngẫm hơn về bản thân mình. Em cũng rất thích chơi cờ vây. Em mới học chơi nên rất cần lắng nghe chia sẻ của các bậc đàn anh. Mong anh có thêm nhiều bài viết hơn nữa!